Phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là trước và trong thời gian mang thai là một vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm với các chị em.
Viêm nhiễm phụ khoa (VNPK) là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ. Ở các nước đang phát triển, 20% phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Ở Việt Nam, VNPK đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng động đặc biệt quan trọng. Theo các tài liệu có được tại Viện bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em thì tỷ lệ viêm âm hộ, âm đạo ở phụ nữ đến khám tại Viện là khoảng 60-70%.
Ở phụ nữ có thai tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cũng khá cao. Theo một số nghiên cứu, khoảng 40-70% phụ nữ có thai có viêm âm đạo.
Bệnh gây nhiều rắc rối cho đời sống và sinh hoạt của người phụ nữ. Đối với phụ nữ mang thai, có thể gây sảy thai, đẻ non, vỡ ối sớm, thai chết lưu, nhiễm trùng hậu sản,… và còn gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.
Đối với với thai nhi, VNPK ở người phụ nữ gây hậu quả khôn lường như: Thai phụ nhiễm nấm Candida có thể gây vỡ ối sớm, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm nấm miệng, hầu họng và ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ. VNPK do trùng roi có thể gây đẻ non, thai nhẹ cân và ối vỡ sớm. Nhiễm trực khuẩn Gram âm có thể gây đẻ non, nguy cơ đẻ từ tuần thứ 34-37 cao gấp 2 lần nhóm không bị bệnh…
Do đó, phát hiện và điều trị sớm các bệnh VNPK, đặc biệt là trước khi có ý định mang thai và trong thời gian mang thai là một vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm.. Trước khi có ý định mang thai, chị em cần khám phụ khoa và bảo đảm rằng sức khỏe vùng kín thực sự khỏe mạnh mới nên có thai. Nếu có bệnh phụ khoa, đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa, cần điều trị khỏi triệt để trước khi mang thai.
Để việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa được hiệu quả, đồng thời hỗ trợ cho quá trình thụ thai và mang thai được an toàn, chị em cần được diệt tận gốc các tác nhân gây viêm nhiễm bằng thuốc đặt, thuốc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc. Đồng thời, cần tích cực tăng cường sức đề kháng, giúp cân bằng PH âm đạo và cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục. Ngoài ra, nếu đã có biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa như viêm nhiễm ngược dòng gây viêm dính tắc vòi trứng, cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt.
Chị em nên trang bị cho mình kiến thức về cách phòng tránh bệnh và làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, bằng cách: Vệ sinh phụ khoa đúng cách, quan hệ tình dục an toàn, biết cách gìn giữ, nâng cao khả năng tự bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể,…
Khi có biểu hiện hoặc phát hiện bị viêm nhiễm phụ khoa, người phụ nữ cần khám và điều trị theo đơn của bác sĩ sản phụ khoa. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm đúng bệnh, đúng tác nhân gây bệnh và dùng đúng thuốc để điều hết tác nhân gây bệnh.
Nên khám phụ khoa định kỳ 06 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để. Nếu mắc bệnh, cần điều trị sớm, tuân thủ cách điều trị của thầy thuốc và biết cách phòng tránh tái phát, tái nhiễm bệnh.
Khi có bệnh, chị em nên sử dụng các thảo dược như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh, … cùng với hoạt chất Immune Gamma để phòng và hỗ trợ điều trị khi bị bệnh hiệu quả.
Chị em có thể gọi tới tới tổng đài “Bác sĩ tư vấn” 1900.1259 – 0439.959.969 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn giải đáp về “Bệnh phụ khoa”. Chi tiết tại http://tapchiyduoc.com/bac-si-tu-van/phu-nu.html
Theo dantri.com.vn