Đó là con số mà trung tâm giải phẫu tế bào học – Bệnh Viện Bạch Mai kết luận sau khi khám cho hơn 70.000 phụ nữ ở 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả ba miền đất nước. Điều đáng nói là nhóm phụ nữ có thu nhập cao, có kiến thức như giáo viên, nữ cán bộ công chức, tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa là hơn 70%.
❅ Vì sao phụ nữ lại dễ bị viêm nhiễm phụ khoa:
– Do đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là cơ quan duy nhất thông thương với bên ngoài vào trong ổ bụng (qua lỗ vòi trứng), do vậy bệnh khó phát hiện kịp thời; diện tích bề mặt của âm hộ, âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo và gây bệnh.
Mặt khác, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra, do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, là điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Người phụ nữ có thiên chức mang thai, sinh sản, hàng tháng hành kinh, máu kinh là môi trường tốt cho vi khuẩn tấn công, trỗi dậy và gây bệnh.
– Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, thời tiết khắc nghiệt kèm theo điều kiện sống và làm việc chưa tốt dẫn tới phụ nữ dễ mắc các bệnh về đường sinh dục.
❅ Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa:
– Không vệ sinh : Không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách.
– Vệ sinh không đúng cách : Vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót.
– Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh
– Sức khỏe giảm sút : Sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng.
– Mất cân bằng nội tiết do Stress, thay đổi môi trường đột ngột hoặc do mãn kinh: Nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
– Do các thủ thuật y tế: Biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây viêm nhiễm.
❅ Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp và thường được phát hiện muộn:
Các viêm nhiễm phụ khoa thường gặp bao gồm: Viêm âm hộ, âm đạo; viêm lộ tuyến cổ tử cung; viêm niêm mạc tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ; viêm vùng chậu cấp: viêm phúc mạc vùng chậu do viêm tai vòi, buồng trứng cấp tính.
Mầm bệnh thường là do tạp khuẩn, trùng roi âm đạo, nấm Candida albicans hoặc do các tác nhân lây qua đường tình dục: Chlamydia trachomatis, song cầu khuẩn lậu, xoắn khẩu giang mai, trực khuẩn Ducrey (bệnh da cam); do virus: mụn rộp sinh dục, viêm gan B, HPV (sùi mào gà); hoặc do ký sinh trùng: rập mu.
Có thể bất hạnh là, chị nào có chồng đào hoa còn rước bệnh từ người tình, từ “gà” ở ngoài đường về thì kể như “lãnh” đủ cả tập đoàn vi khuẩn, siêu vi. Vì vậy, nhiều khi chữa mãi bệnh cũng không khỏi.
Bệnh có khi biểu hiện dữ dội, có khi lại chỉ âm thầm với những triệu chứng không rõ rệt. Các chị nhiều khi bận bịu với công việc xã hội, công việc gia đình, đã vậy, họ thường ngại đi khám phụ khoa, để đến khi chịu hết nổi mới đến bác sĩ. Đôi khi, họ vô tình đi khám sức khỏe mới phát hiện ra mình bị bệnh, đặc biệt là với “ Viêm lộ tuyến cổ tử cung ”.
❅ Cần điều trị triệt để
Người bệnh phải điều trị đến khi khỏi bệnh, vì nếu không viêm nhiễm đi ngược dòng sẽ gây viêm nhiễm vùng chậu, khó thụ thai hoặc gây rối loạn kinh nguyệt; gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày: tiết dịch, mùi khó chịu; ảnh hưởng sinh hoạt tình dục: đau đớn, sợ hãi, chảy máu bất thường. Cũng có thể là tiền đề của ung thư cổ tử cung; vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn trứng; chửa ngoài dạ con.
Để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần:
– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày cũng như trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Thay quần lót thường xuyên, phơi quần lót ở nơi có nắng.
– Thay băng vệ sinh 4 giờ một lần trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Không nên tắm rửa, bơi ở những nơi có nguồn nước không sạch.
– Không giặt chung quần áo với những người bị viêm nhiễm.
– Khám phụ khoa định kỳ 06 tháng/lần. Đi khám ngay khi thấy vùng kín có biểu hiện lạ.
Khi phát hiện mình đã bị viêm nhiễm phụ khoa, nên:
– Dùng thuốc đặc trị theo đơn thuốc của bác sĩ để diệt hết tác nhân gây viêm nhiễm
– Uống nhóm thảo dược trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh, diếp cá, kết hợp với Immune Gama từ 3-6 tháng để điều trị triệt để bệnh và tránh tái phát. Giúp:
- Nhanh chóng làm lành các tổn thương do viêm và lộ tuyến gây ra, kiểm soát dịch tiết âm đạo trở về bình thường.
- Cân bằng PH âm đạo, tăng sức đề kháng, khôi phục lại cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ. Nhờ đó viêm lộ tuyến cổ tử cung được điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát.
- Hỗ trợ với thuốc đặc trị để diệt tận gốc tác nhân gây viêm, tránh hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc và ngăn ngừa tái phát.
- Khắc chế các tác dụng phụ của thuốc tây và các thủ thuật diệt tuyến trong phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Phòng tránh ung thư CTC, u xơ tử cung và các biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng.
Chị em có thể gọi tới tới tổng đài “Bác sĩ tư vấn” 1900.1259 – 0439.959.969 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn giải đáp về “Bệnh phụ khoa”. Chi tiết tại http://tapchiyduoc.com/bac-si-tu-van/phu-nu.html