Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ. Bệnh không những gây nhiều rắc rối cho đời sống và sinh mà còn gây hậu quả nguy hại như ung thư, vô sinh, chửa ngoài tử cung…. Đối với phụ nữ mang thai, còn gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.
❅ Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
1. Viêm âm hộ âm đạo:
• Biểu hiện của bệnh viêm âm hộ – âm đạo là:
– Âm hộ bị viêm đỏ, ngứa, sung huyết, có khi có loét, sùi. Vùng tiền đình có khí hư bất thường, có khi vàng. Các biểu hiện lâm sang khác nhau tùy theo từng tác nhân gây bệnh.
– Âm đạo viêm đỏ, ra nhiều khí hư (dịch tiết âm đạo bất thường), tính chất khí hư phụ thuộc từng tác nhân gây bệnh, thường khí hư và chất nhầy cổ tử cung trông như mủ.
• Các tác nhân gây bệnh thường gặp là:
– Viêm âm đạo do tạp khuẩn: đặc biệt là liên cầu khuẩn. Khi cơ thể có những thay đổi như thai nghén, dùng kháng sinh, rối loạn nội tiết, lộ tuyến cổ tử cung, âm đạo bị rối loạn do mãn kinh,… Các vi khuẩn thường trú không có lợi (tạp khuẩn) sẽ phát triển mạnh và gây bệnh. Các tác nhân này rât thường gặp và có thể gây những hậu quả nặng nề cho thai nhi (đẻ non, rỉ hoặc vỡ ối, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sau đẻ, nhiễm trùng trẻ sơ sinh,…, và cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
– Viêm âm đạo do nấm Candida: Là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 45% phụ nữ bị mắc 2 lần trở lên.
Viêm âm đạo do nấm có biểu hiện khá dữ dội như ngứa kèm theo bỏng rát âm hộ âm đạo; ra khí hư dạng bột trắng như bã đậu (khoảng 69%) và tăng lên trước ngày hành kinh; có thể tiểu khó hoặc tiểu buốt và bỏng rát khi sinh hoạt tình dục.
Các yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm nấm âm đạo là do thai nghén, dùng thuốc tránh thai, dùng kháng sinh hoặc corticoid kéo dài, dùng thuốc sát khuẩn quá mạnh hoặc vệ sinh không đúng cách gây mất cân bằng PH âm đạo. Ngoài ra, một số bệnh làm tăng nhiễm nấm là tiểu đường, lao, ung thư, và các bệnh gây rối loạn tình trạng hoặc miễn dịch toàn thân.
Bệnh rất dễ tái nhiễm hoặc tái phát. Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo do nấm cần điều trị đồng thời cho người có quan hệ tình dục.
– Viêm âm hộ âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis): Đây là bệnh lây qua đường tình dục. Tỷ lệ lây truyền rất cao: 70% đàn ông bị nhiễm bệnh sau 1 lần quan hệ tình dục với phụ nữ mắc bệnh.
Biểu hiện của bệnh là khí hư ra nhiều, mùi hôi, màu vàng hoặc hơi xanh, loãng, có bọt nhỏ, ngứa rát ở âm hộ, đau khi giao hợp.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh là phụ nữ mang thai, quan hệ tình dục không an toàn, thiếu hụt Estrogen và âm đạo kiềm tính (PH ≥ 4,5).
– Viêm âm đạo do trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis):
Khi âm đạo thiếu các vi khuẩn có lợi Lactobacilus, khi đó cơ thể sẽ giảm sản xuất ra H2O2 (Hydroge peroxide) tạo ra môi trường yếm khí có tính kiềm, là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn yếm (80% là Gardnerella vaginosis) phát triển mạnh mẽ và là lấn át vi khuẩn có lợi, gây viêm âm đạo không đặc hiệu.
Các vi khuẩn yếm khí này sản xuất ra các enzyme phân hủy protein thành acid amin. Trong môi trường âm đạo có tính kiềm, các acid amin này biến đổi thành dạng bay hơi và tạo cho khí hư có mùi cá ươn, rất khó chịu.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm: Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người và với người nhiễm Bacterial vaginosis, những phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung hoặc có thai dễ bị nhiễm bệnh, hoặc có PH âm đạo ≥ 4,5.
Biểu hiện của bệnh:
+ Ra khí hư nhiều, mùi hôi rất khó chịu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hoặc dùng xà phòng có tính kiềm.
+ Người bệnh có thể thấy ngứa và khó chịu ở âm hộ, âm đạo. Tuy vậy có khoảng 50% phụ nữ nhiễm Bacterial vaginosis sẽ không có biểu hiện bệnh.
+ Tính chất khí hư: Loãng, đồng nhất, màu trắng hoặc xám, mùi hôi tanh. Niêm mạc âm đạo thường không viêm đỏ.
– Sùi mào gà:
Tác nhân gây bệnh: là Virus Human Papolloma (HPV). Yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm mà có quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Có những chồi sùi mềm như mụn cóc màu nâu đỏ, dính thành từng chum ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Tổn thương thường không gây đau, phát triển nhanh trong lúc có thai, đôi khi bịt kín cả âm đạo gây cản trở cho cuộc sinh đẻ tự nhiên.
Điều trị:
+ Bôi thuốc tại chỗ với Podophylin 20-50% hoặc với Bi-Chloracetic hay Tri-Chloracetic. Podophylin có thể ngấm vào cơ thể nên không được dùng cho phụ nữ mang thai. Có thể điều trị từ 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 ngày.
+ Với những tổn thương nhiều và lan rộng hoặc sau khi bôi thuốc tại chỗ không có kết quả thì phải điều trị bằng đốt điện, đốt laser.
– Herpes sinh dục:
Tác nhân gây bệnh: Virus Herpes simplex nhóm I (HSV1) thường gây ra các tổn thường ở đầu, miệng và mắt. Virus nhóm II (HSV2) gây tổn thương ở bộ phận sinh dục, có liên quan đến hoạt động tình dục ở cả hai giới. Tuy nhiên, Virus Herpes nhóm I cũng có thể gây bệnh ở bộ phận sinh dục và nhóm II gây tổn thương ở miệng.
Bệnh có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, bong rau non.
Triệu chứng lâm sàng:
+ Xuất hiện khoảng 7 ngày sau khi lây nhiễm
+ Đau và ngứa nhiều ở âm hộ và tầng sinh môn, có những mụn nước nhỏ và những ổ loét ở niêm mạc và da. Trong các mụn nước này chứa nhiều virus.
+ Phù nề xung quanh vị trí tổn thương, người bệnh đi đái khó.
+ Có thể gây viêm trực tràng, viêm hầu họng, sốt, đau cơ, đôi khi có bệnh cảnh của viêm màng não.
Bệnh sẽ tự khỏi trong thời gian 16-21 ngày.
2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Cổ tử cung ngoài có cấu tạo của biểu mô lát tầng, có bệnh lý giống như âm đạo, nên các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể gây viêm cổ tử cung. Cổ tử cung trong có cấu trúc của biểu mô tuyến, chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết nên có bệnh lý giống như của nội mạc tử cung. Phía trong của cổ tử cung là nơi ẩn náu của vi khuẩn lậu và là điểm xuất phát của phần lớn các trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục trên. Viêm cổ tử cung dễ gây nhiễm khuẩn tử cung và phần phụ làm cho việc điều trị khó khăn. Cổ tử cung có thể bị viêm cấp tính do lậu cầu hay các vi khuẩn khác từ âm đạo lên, nhưng thường gặp nhất là viêm cổ tử cung mãn tính phối hợp với lộ tuyến cổ tử cung, khi đó gọi là “Viêm lộ tuyến cổ tử cung”.
Lộ tuyến cổ tử cung là khi lớp biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài cổ tử cung bị phá hủy (nguyên nhân do viêm nhiễm, chấn thương, sau sảy thai, nạo hút thai và sinh đẻ), làm cho lớp biểu mô tuyến ở trong ống cổ tử cung xâm lấn ra ngoài. Đây là tổn thương hay gặp nhất, chiếm tới 70% các tổn thương ở cổ tử cung.
3. Viêm tử cung:
Tử cung có thể bị viêm ở niêm mạc, rất ít khi viêm toàn bộ cơ tử cung. Viêm niêm mạc tử cung thường xảy ra cấp tính sau đẻ, sau phá thai và bị nhiễm khuẩn, sau khi làm thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung, chụp tử cung có cản quang, đốt cổ tử cung,…Nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ bắt đầu từ vùng rau bám, hay gặp do sót rau hoặc bế sản dịch.
Tác nhân gây bệnh: Thường do Streptococus, Eschirella coli, Pseudomonas, vi khuẩn kỵ khí, Closstridium, Staphylococus,…
Triệu chứng lâm sàng:
+ Biểu hiện nhiễm khuẩn ở tử cung sau đẻ 2-3 ngày. Người bệnh thường sốt cao 39°C – 40°C,
+ Đau vùng hạ vị, sản dịch ra lẫn máu, mùi hôi,
+ Tử cung co hồi chậm, to và mềm,cổ tử cung còn hé mở.
Viêm nội mạc tử cung dễ tiến triển thành viêm phúc mạc tiểu khung. Nếu không được điều trị tích cực, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, tử vong do nội độc tố của vi khuẩn Gram âm hoặc vi khuẩn kỵ khí.
4. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng,… Khi khám lâm sàng thường khó xác định vị trí viêm nhiễm, nhưng viêm vòi trứng là thường gặp nhất và dễ gây vô sinh nhất do tắc vòi. Viêm phần phụ thường xảy ra thứ phát sau các viêm nhiễm phụ khoa ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hay viêm niêm mạc tử cung.
Viêm phần phụ hay gặp ở người trẻ, có quan hệ tình dục không an toàn, thiếu kiến thức về sức khỏe tình dục và không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Việc thực hiện các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, nạo phá thai, chụp tử cung vòi trứng không đảm bảo vô trùng cũng dễ gây viêm phần phụ.
Viêm phần phụ có hai hình thái là viêm cấp tính và mãn tính. Hình thái cấp tính thường rầm rộ và dễ chuyển thành mãn tính nếu không điều trị tích cực. Hình thái mãn tính tuy không rầm rộ nhưng gây cho bệnh nhân rất nhiều khó chịu và khó điều trị khỏi hoàn toàn, vi khuẩn vẫn còn tồn tại và thỉnh thoảng lại bùng phát một đợt bán cấp.
Tác nhân gây bệnh:
+ Đa số viêm vòi trứng là do các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu cầu, Chlamydia trachomatis, cũng có khi do các vi khuẩn khác như Bacterial Vaginalis, Helicobater influenza, Streptococcus agalatiae, Mycoplasma hominis, E. coli,…
+ Tất cả các phần phụ như vòi trứng, buồng trứng, dây chằng đều có thể bị viêm do các nguyên nhân gặp trong viêm cổ tử cung, âm đạo nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Khi đó, rất dễ dẫn đến vô sinh do tắc hai vòi trứng.
Biểu hiện của bệnh:
• Viêm phần phụ cấp tính: Thường có các triệu chứng sau:
– Đau hạ vị, có thể đau một bên trội hơn,
– Sốt, có khi rét run,
– Nắn bụng thấy đau vùng trên vệ, đau nhiều hơn ở một bên.
Nếu điều trị sớm và đúng cách, bệnh khỏi hoàn toàn. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
• Viêm phần phụ mãn tính: Thường có các triệu chứng sau:
– Đau hạ vị lúc tăng, lúc giảm, tăng khi hoạt động, giảm khi nghỉ ngơi.
– Khí hư hôi lẫn mủ, ra máu bất thường, thậm chí rong kinh, rong huyết.
– Sốt nhẹ và thường không sốt.
– Âm đạo thấy có khối nề cạnh tử cung, ấn đau.
❅ Hậu quả khôn lường của viêm nhiễm phụ khoa
– Gây khó chịu, mất tự tin và ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
– Là nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng hậu sản, đau vùng tiểu khung, …
– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ như gây vô sinh, chửa ngoài tử cung, có thể gây sảy thai, đẻ non, vỡ ối non, thai chết lưu,…
❅ Giải pháp giúp xua tan nỗi lo mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa:
Khi có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa cần khám và điều trị theo đơn của bác sĩ.
Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể tránh xa hoàn toàn, không tái đi tái lại các bệnh viêm nhiễm phụ khoa với TPCN chứa các thảo dược quý như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh, diếp cá kết hợp với Immune – Gama, giúp:
– Cân bằng pH âm đạo và kiểm soát khí hư vùng kín ở phụ nữ,
– Tăng khả năng chống viêm và giúp làm lành các tổn thương do viêm,
– Tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ,
– Phòng ngừa ung thư cổ tử cung và biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Chị em có thể gọi tới tới tổng đài “Bác sĩ tư vấn” 1900.1259 – 0439.959.969 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn giải đáp về “Bệnh phụ khoa”.
Lê Phương